Dạy trẻ cách nhận biết mọi vật xung quanh

Để phát triển thính giác của trẻ nên cho trẻ chơi các đồ chơi có âm thanh như: cái chuông, cái còi, cái kèn, cái trống…

1. Giúp trẻ nâng cao nhận thức bằng các giác quan

Lứa tuổi này trẻ đang tập phân biệt các sự vật. Vậy người mẹ cần lựa chọn những đồ vật có dấu hiệu giống nhau và khác nhau rõ rệt về mặt này hay mặt khác, để trẻ quan sát.

Ví dụ: Quả bóng, hòn bi cùng hình tròn nhưng to nhỏ khác nhau, màu sắc khác nhau. Thỏ bông, ô tô nhựa, chút chít bằng cao su.

Những sự khác nhau của đồ vật lôi cuốn sự chú ý của trẻ làm cho nhận thức của trẻ chính xác và sâu sắc hơn. Mỗi lần trẻ cầm tới đồ vật gì trong gia đình nên giải thích cho trẻ: Tên đồ vật, nó dễ vỡ hay không, trẻ có chơi được không? Vì sao?
day-tre-ve-kha-nang-nhan-biet-moi-vat

Để phát triển thính giác của trẻ nên cho trẻ chơi các đồ chơi có âm thanh như: cái chuông, cái còi, cái kèn, cái trống… Để trẻ phân biệt âm thanh, có điều kiện nên cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc nghe đàn, nghe hát, nghe chim hót v.v… Để luyện tai nghe và kích thích khả năng âm nhạc của trẻ.

2. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Trẻ lứa tuổi này, ngôn ngữ có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ. Vì vậy khi dậy trẻ nên dùng lời nói để trao đổi với trẻ kích thích khả năng bắt chước của trẻ, tập cho trẻ dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý muốn hoặc yêu cầu một vật gì. Tập cho trẻ biết gọi tên và phân biệt sự giống nhau và khác nhau của đồ vật.

Quá trình dạy trẻ nói không chỉ dạy những từ riêng biệt mà còn dạy cả những câu ngắn gọn, đủ nghĩa từ, lễ phép. Ví dụ khi trẻ đòi uống nước, không được kêu “nước nước”, mà phải nói cả câu: “Mẹ ơi cho con uống nước”.

Tập cho trẻ nhắc đi nhắc lại nhiều lần rồi mới lấy nước cho trẻ.

Không nên nhai lại lời nói ngọng của trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ mở rộng vốn từ bằng cách để trẻ tập quan sát mọi vật xung quanh, ví dụ: Mèo kêu “meo meo”, chó sủa “gâu gâu”, vịt kêu “cạc cạc”, ô tô bóp còi “toe toe”…

3. Dạy trẻ cách sử dụng đồ dạc

+ Dạy trẻ biết sử dụng đồ đạc: nên lợi dụng khi trẻ đang chơi một mình, ví dụ khi trẻ đang tập đóng mở các hộp, ta nên hướng dẫn trẻ cách lấy nắp hộp ra rồi đóng vào.

Khi trẻ đang tập xỏ chân vào giầy dép, ta nên giải thích cách để dép ngay ngắn, chân nào xỏ vào chiếc nào để trẻ biết cách đi giầy dép cho đúng. Mỗi lần hướng dẫn nên tạo cho trẻ niềm hứng thú vừa học nhưng cũng vừa chơi

4. Dạy trẻ vận động để phát triển thể lực.

Trẻ hai tuổi rất thích hoạt động như chạy, nhảy leo, trèo… lợi dụng khả năng này, người mẹ cần hướng trẻ đến những hoạt động có tính chất hoạt động thể lực như: tung bóng, leo dốc, bước qua bậc cửa, chạy lấy đồ chơi, đuổi bắt, chui qua vòng, ném bóng vào rổ, đi trên một đường thẳng đã được vẽ sẵn v.v… (tham khảo thêm những cuốn sách có dạy về cách rèn luyện thể lực của trẻ).

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *