Bệnh trầm cảm ở phụ nữ và những điều bạn chưa biết

Nhiều ý kiến cho rằng mãn kinh do một số yếu tố như: Có những sự kiện bất lợi

Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi và tỷ lệ này càng tăng trong giai đoạn xung quanh tuổi mãn kinh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa ở phụ nữ trung niên
tramcam_kdpt
Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Nhiều ý kiến cho rằng trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh do một số yếu tố như: Có những sự kiện bất lợi trong cuộc sống như: kinh tế khó khăn, việc làm, quan hệ gia đình, trình độ học vấn, sử dụng thuốc điều trị,…

Cụ thể, kết quả khảo sát trên 64 phụ nữ quanh tuổi mãn kinh (40 – 55 tuổi) thấy trầm cảm có liên quan với các yếu tố bao gồm: Trình độ học vấn, đã từng phải đi thăm khám về tâm sinh lý, tiền căn đã được chẩn đoán trầm cảm và sử dụng những thuốc chống suy nhược cơ thể, tỉ lệ trầm cảm là 39,1%, khiến cho phụ nữ mãn kinh mắc bệnh trầm cảm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở phụ nữ

– Buồn vì tình trạng sức khỏe, gia đình, công việc, tài chính…

– Chán nản, không còn ham thích đến thú vui giải trí hằng ngày, ngay cả trong quan hệ vợ chồng.

– Mệt mỏi, thấy công việc trong ngày trở nên nặng nhọc, phải gắng sức hơn bình thường.

– Cảm thấy có lỗi khi không lo lắng được cho gia đình, hoặc là gánh nặng cho gia đình.

– Ăn không ngon (hay ăn quá nhiều).

– Tăng hoặc giảm cân.

– Lo lắng thái quá.

– Trí nhớ bị giảm sút, hay quên, không tập trung tư tướng.

– Những rối loạn về thể chất (đau ngực, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa…).

– Khó ngủ (hay ngủ quá nhiều).

– Có ý nghĩ hay hành vi tự tử.

Phòng ngừa và điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ

– Cách tốt nhất và có hiệu quả là nên thay đổi cuộc sống hàng ngày cho hợp lý, đồng thời tạo ra thói quen ăn ngủ điều độ và thường xuyên tập thể dục.

– Về dinh dưỡng, cần ăn uống đủ chất. Đặc biệt cần tăng cường các thực phẩm có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao. Ăn những thực phẩm giàu vitamin C,E và các vitamin nhóm B. Nếu thiếu vitamin B1 cơ thể dễ bị mệt mỏi, mất tự chủ, rơi vào trạng thái vui buồn bất thường.

– Không để cơ thể thiếu chất sắt (sắt có nhiều trong gan động vật và trứng gia cầm…), vì thiếu sắt cũng khiến cho chị em lứa tuổi này tinh thần ủ rũ, mất tập trung, giảm trí nhớ và dễ cáu giận. Cũng nên bổ sung kẽm (có nhiều trong cá biển, gan, lòng đỏ trứng, thịt gà…) để hạn chế tình trạng u uất, tình cảm không ổn định và những trục trặc trong đời sống tình dục vợ chồng.

– Về giấc ngủ, cần ngủ đủ 7 tiếng/ngày, tốt nhất là có được giấc ngủ sâu. Muốn vậy cần đi ngủ đúng giờ theo nhịp sinh học của giấc ngủ, tập thói quen ngủ vào một giờ cố định để tạo phản xạ có điều kiện buồn ngủ khi đến giờ.

– Về công việc, cần sắp xếp sao cho khoa học, hợp lý để tránh stress. Cố gắng tránh các tình huống xung đột và không tham gia vào các cuộc tranh cãi. Đừng quá để ý đến những điều khó chịu thường gặp trong cuộc sống, nên lạc quan vui sống.

– Cần tập thể dục đều đặn, tốt nhất là bạn tham gia một môn thể thao ưa thích, phù hợp với thể trạng cơ thể, cũng có thể thư giãn bằng cách thường xuyên đi bách bộ nhàn tản kết hợp với thở sâu. Cuối tuần nên dành ra một buổi đi chơi với gia đình và người thân hoặc giải trí bằng việc đi xem phim, mua sắm, đọc sách… nhằm giảm bót áp lực và mệt mỏi.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *