Những tật đáng yêu của trẻ khi bú

Nếu không thấy hiện tượng gì mà bé vẫn khóc, thời gian bú lần trước đã xa thì tức là bé đói, phải cho bé bú ngay.

Trẻ hay quấy khóc đòi bú, mặc dù đã bú no. Hiện tượng này là do người mẹ cứ thấy con khóc nhiều là ấn đầu vú vào miệng để cho con nín, lâu dần thành thói quen, bé luôn thích mẹ bế ẵm để cho bú.

Vì vậy bé sẽ bú lắt nhắt không tạo thành bữa, không bú no một lúc mà cứ ê a vừa bú vừa ngủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và bé cũng không được ngủ ngon giấc.

Khắc phục hiện tượng này, người mẹ phải kiên nhẫn, đừng thấy con khóc mà sốt ruột. Phải tìm hiểu xem bé khóc vì nguyên nhân gì (tè ướt, đau bụng, bị nóng hoặc lạnh, khó chịu vì một ngoại cảnh nào đấy)

nhung-tat-ma-tre-bu-me-hay-gap
Nếu không thấy hiện tượng gì mà bé vẫn khóc, thời gian bú lần trước đã xa thì tức là bé đói, phải cho bé bú ngay.

Nếu bé vừa bú vừa khóc phải tìm nguyên nhân chứ không được cho bé bú tiếp.

Có thể bé buồn ỉa, đái cũng khóc, nên xi bé và tập cho bé thói quen ỉa đái trước khi bú để khỏi làm bẩn ra người mẹ. Vì khi bé bú thường hay bị kích thích muốn đái hoặc ỉa.

Khi trẻ bú người mẹ phải cố gắng để trẻ bú thật no mới gỡ ra hoặc bé tự nhả ra, không nên vì một nguyên nhân gì mà rút vú ra khi bé đang bú. Hoặc bé vừa bú đã ngủ, phải đánh thức bé dậy để bé bú liền một mạch mới được ngủ.

Nên đảm bảo giờ giấc và số lân cho trẻ bú trong ngày.

Chẳng hạn:

Bé dưới hai tuần bú 8 lần cách nhau 2 giờ trong 1 ngày.

Bé từ 1 – 2 tháng bú 7 lần cách nhau 2 giờ rưỡi trong 1 ngày.

Bé từ 3 – 6 tháng bú 6 lần cách nhau 3 giờ trong một ngày.

Bé từ 7 – 12 tháng bú 5 lần cách nhau 3 giờ rưỡi trong 1 ngày.

(Có thể cho ăn xen những thức ăn khác).

Trong một ngày nếu cho bú bắt đầu từ 5 giờ sáng thì lần bú cuối cùng là 10 – 11 giờ tối. Trẻ sẽ ngủ đêm một giấc ngon lành, không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *