Bổ sung quá nhiều vitamin D có hại gì không?

Tuy nhiên, sau khi phân tích kết quả của hàng trăm thử nghiệm liên quan đến hàng chục nghìn bệnh nhân

Theo các chuyên gia, nếu bổ sung quá liều có thể khiến xương yếu và gây ra một số vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.
mat-trai-cua-viec-bo-sung-qua-nhieu-vitamin-d11480408709
Vai trò của vitamin D

Theo một báo cáo đầy đủ từ Tổ chức Y tế Công cộng Anh, mỗi người cần 10mcg (400IU) vitamin D mỗi ngày để bảo vệ xương và cơ. Những lời khuyên này dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Khoa học Tư vấn Dinh dưỡng (SACN) – một nhóm các chuyên gia độc lập thành lập bởi Chính phủ Anh sau khi xem xét tất cả các nghiên cứu và hướng dẫn, đánh giá về vitamin D trong nhiều thập niên qua.

Vitamin D được hấp thụ vào da thông qua tác động của ánh sáng mặt trời. Vào mùa xuân và mùa hè, ánh sáng mặt trời đủ mạnh, trong khi vào mùa thu và mùa đông, dưỡng chất này có xu hướng giảm mạnh.

Mặt trái của việc bổ sung quá nhiều vitamin D – Ảnh 1Những loại thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có thể tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm như cá béo, gan, trứng, ngũ cốc… Không phải lúc nào cũng có thể bổ sung đủ vitamin theo cách này. Do đó, SACN khuyến khích mỗi người nên bổ sung khoảng 10mcg hàng ngày trong mùa thu và mùa đông. Đối với những người hiếm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chẳng hạn như người già tại các viện dưỡng lão nên bổ sung đủ lượng này mỗi ngày trong năm.

Vitamin D rất quan trọng với cơ thể vì nó giúp cơ thể hấp thụ calci từ thực phẩm. Sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến tình trạng yếu xương – thường được gọi là còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn và thường dẫn đến suy yếu cơ bắp.

Nguy cơ khi dùng vitamin D quá liều

Tuy nhiên, sau khi phân tích kết quả của hàng trăm thử nghiệm liên quan đến hàng chục nghìn bệnh nhân, các nhà khoa học kết luận rằng “không có bằng chứng nhất quán khẳng định thực phẩm chứa vitamin D giúp cải thiện sức khỏe cơ xương nếu bạn không ở trong nhóm những người có nguy cơ cao như người già và những người ở một số dân tộc nhất định”.

Mức độ vitamin D thấp gắn liền với hàng loạt căn bệnh, từ đái tháo đường, hội chứng ruột kích thích, viêm khớp, đa xơ cứng, Parkinson thậm chí cả ung thư. Song, không có bằng chứng thuyết phục cho thấy mức độ vitamin D thấp là nguyên nhân, triệu chứng của những căn bệnh trên và việc bổ sung vitamin D giúp chữa bệnh.

Đối với phần đông dân số, dùng vitamin D không phải lúc nào cũng có tác dụng và khiến nhiều người quên đi những thói quen lành mạnh như ra ngoài trời và ăn uống hợp lý”, bác sỹ, tiến sỹ Natalie Carter đang làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu Thấp khớp Anh cho hay.

Theo bà, nhu cầu vitamin D của mỗi người là tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, vị trí địa lý… Tổ chức Nghiên cứu Thấp khớp Anh cũng không khuyến khích tất cả mọi người nên bổ sung TPCN vitamin D vì cách tốt nhất để hấp thu vitamin D là thông qua ánh sáng mặt trời.

Mặt trái của việc bổ sung quá nhiều vitamin D – Ảnh 2Nên cho trẻ phơi nắng để hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời
Theo giáo sư Tim Spector – chuyên gia về Dịch tễ học di truyền và Thấp khớp học Đại học Hoàng gia London, việc bổ sung 10mcg vitamin D/ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe. Song, những thử nghiệm cho thấy những người có nồng độ vitamin D cao có nhiều nguy cơ bị gãy xương, yếu xương. Nguyên nhân là do nhiều người đã ăn những loại thực phẩm nhiều vitamin D như ngũ cốc, bánh mì, sữa và sữa chua, sau đó bổ sung vitamin D liều cao có thể gây nguy hiểm.

“Tôi nhận thấy nhiều bệnh nhân của mình có nồng độ vitamin D rất cao. Họ lắng nghe và làm theo những lời khuyên trên internet”, bác sỹ Spector cho hay.

Rất dễ dàng để mua được những TPCN bổ sung vitamin D hoặc những viên nang có chứa lượng vitamin D cao gấp 20 lần khuyến cáo hàng ngày.

Trong khi đó, bổ sung liều lượng vitamin D cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tăng calci huyết, tích tụ quá mức calci trong máu, có thể gây hôn mê, tăng huyết áp, bệnh tim, xơ cứng động mạch và tổn thương thận.

110mcg là lượng vitamin D tối đa một người có thể hấp thụ mỗi ngày ở người lớn và trẻ từ 11 – 17 tuổi mà không gây ra bất cứ vấn đề gì với sức khỏe, con số này ở trẻ em từ 1 – 10 tuổi là 50mcg và trẻ sơ sinh là 25mcg.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *