Vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ nhỏ hiệu quả và an toàn

Mùa đông cũng như mùa hè, chiều tối nên tắm rửa cho trẻ rồi thay quần áo. Vì trẻ thời kỳ

1. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Trẻ thời kỳ từ 1 đến 3 tuổi có nhiều khả năng tiếp xúc với môi trường xung quanh, với nhiều người lạ nên dễ nhiễm bệnh. Vì vậy vấn đề giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ cần phải được quan tâm chu đáo.

+ Nơi trẻ đi lại vui chơi phải là nơi rộng rãi thoáng khí và khô ráo. Tránh gần nhà vệ sinh, khu đổ rác và cống rãnh bẩn thỉu.

+ Giường chiếu, chăn màn phải được giặt giũ luôn. Tập cho trẻ đi tiểu trước khi ngủ để tránh đái dầm.
giu-gin-ve-sinh-va-phong-benh-cho-tre-nhu-the-nao
+ Mùa đông cũng như mùa hè, chiều tối nên tắm rửa cho trẻ rồi thay quần áo. Vì trẻ thời kỳ này thường lê la nghịch ngợm. Mùa đông nên pha nước ấm để tắm cho trẻ trong phòng kín gió.

+ Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách hàng ngày lau răng miệng bằng nước đun sôi để nguội có pha chút muối.

+ Giữ gìn đôi mắt trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đủ chất. Tăng cường vitamin A, rửa mặt bằng nước sạch không để trẻ dụi tay bẩn lên mắt…

2. Đề phòng một số bệnh thường gặp trong thời kỳ này

a. Bệnh còi xương

Đây là loại bệnh thường xảy đến với những trẻ từ 1tuổi kéo dài đến khi tri bước vào tuổi mẫu giáo, cần phân biệt này với bệnh thiếu ăn suy dinh dưỡng. Bệnh còi xương thường do thiếu vitamin D, hay gặp ở những trẻ nuôi trong nhà kín ánh nắng mặt trời. Hoặc khi người mẹ mang thai thiếu vitamin D, trẻ ăn không đúng phương pháp.

Muốn đề phòng bệnh còi xương ta phải cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng từ 15 đến 20 phút. Cho trẻ đi dạo vào những ngày đẹp trời. Cho trẻ ăn một chế độ ăn hợp lý có đủ đạm và mỡ như: Sửa, thịt, trứng

Thỉnh thoảng cho trẻ ăn thêm dầu gan cá thu.

b. Bệnh viêm phổi

Bệnh khá phổ biến trong trẻ em ở mọi lứa tuổi. Nhưng ở tuổi này trẻ hay mắc phải vì trẻ còn non yếu, sức chịu lạnh và khả năng chống đỡ bệnh tật còn kém, lại mải chơi chưa cảm nhận được cái lạnh.

Trẻ bị viêm phổi thường sốt cao, mạch đập nhanh, sau vài giờ thấy trẻ khó thở, đau tức ngực và ho khan lúc đầu ho có đờm đặc, dính, sau đó có thể có dính máu.

Trẻ nghi có viêm phổi nên đưa ngay tới bệnh viện để chữa trị kẻo nguy hại tớitính mạng.

Để đề phòng bệnh này nên có biện pháp chống lạnh cho trẻ tránh gió lùa, vè mùa đông giường ngủ phải kê cao. Quần áo cho trẻ phải đủ ấm, nhất là giữ ấm vùng cổ ngực, bụng và bàn chân, không nên cho trẻ đi chân đất vê mùa lạnh.

Vê mùa đồng chế độ ăn uống của trẻ cần thêm các chất béo như thịt, lạc, vừng, để tạc nhiệt. Cho trẻ an nóng tránh để thức ăn quá nguội.

Về mùa hè cũng cần phải cẩn thận đề phòng trẻ bị cảm lạnh đột ngột như tắm nước lạnh quá lâu, gặp mưa đột ngột.

c. Bệnh viêm phế quản cấp

Bệnh dễ xuất hiện vào mùa đông xuân. Trẻ bị viêm thường có triệu chứng sốt nhẹ, ho, sổ mũi, viêm họng, hắt hơi. Sau đó trẻ bị ho thường là vào ban đêm.

Bệnh này nếu phát hiện sớm thường dễ chữa. Tùy từng trường hợp có thể dùng thuốc nam hoặc các loại kháng sinh thông thường như: Penixilin, Erytômixin…

Đề phòng bệnh viêm phế quản cấp này cũng giống như bệnh viêm phổi. Nên giữ ấm cho trẻ. Tích cực chữa trị các ổ nhiễm trùng đường mũi họng.

d. Viêm V.A và Amiđan

Trẻ trên 1 tuổi thường hay tị viêm V.A. V.A là một tổ chức hạch nhỏ, thường có trong niêm mạc họng trên. Sự viêm nhiễm V.A thường tồn tại ầm thầm, thỉnh thoảng mới có một đợt viêm cấp.

Trẻ bị viêm cấp thường sốt cao nhiệt lên xuống thất thường, người mệt mỏi, thở khụt khịt, thở bằng mồm, nói giọng mũi. Nếu viêm kéo dài trẻ sẽ kém ăn, lơ đãng, kém hoạt động.

Người chậm lớn, mồm há, mũi tẹt, ngực lép, tay chân khẳng khiu. Tuy bệnh này không nguy hiểm lắm nhưng là nguồn gốc gây viêm mũi, viêm thanh, khí, phế quản, viêm phổi, viêm thận và đặc biệt là viêm tai xương chũm.

Nếu V.A sưng to và có biến chứng phải đi nạo. Trẻ sẽ chóng lớn.

Phòng bệnh bằng cách tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật cho trẻ với chế độ nuôi dưỡng, ăn uống, và giữ vệ sinh tốt, nhất là mũi họng. Chú ý giữ ấm cho trẻ về mùa đông.

Viêm Amiđan thường ở trẻ em lớn hơn. Do bị nhiễm lạnh hoặc đồng thời bị viêm do các bệnh đường tai mũi họng, hoặc các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm như sởi, ho gà…

Trẻ bị viêm Amidan cũng sốt cao (hay sốt về chiều) đau rát ở cổ họng, nuốt đau, ho khó thở, hay ho về ban đêm, mồm hôi, thở nặng. Trẻ há mồm thấy các hạch ở dưới hàm sưng to, Amiđan to đỏ đẫm có khi có mủ.

Amiđan viêm nặng có thể gây biến chứng như viêm thanh -quản, khí quản, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa, có thể dẫn tới viêm thận, thấp khớp cấp.. Không nên cắt Amiđan cho trẻ dưới 5 tuổi nhưng phải dùng kháng sinh để điều trị. Đề phòng bệnh này, phải giữ- ấm cổ cho trẻ, xúc miệng thường xuyên bằng nước muối

e. Bệnh viêm tai (thối tai)

Viêm tai xảy ra do viêm mũi, họng hoặc do các bệnh nhiễm trùng như cúm, sởi…

Viêm tai nếu cấp tính trẻ sẽ sốt cao, ù tai, đau tai đột ngột, chóng mặt mệt mỏi. Ít ngày sau thấy tai chảy mủ. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm, tai mãn tính hay viêm tai xương chũm.

Viêm tai có thể gây biến chứng rất nguy hiểm như viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch bên, áp xe não.

Đề phòng bệnh viêm tai, trước hết phải phòng và điều trị tích cực những ổ viêm mới chớm nở ở mũi họng. Cách li những trẻ mắc bệnh cúm, sởi, thủy đậu v.v… Hàng ngày nên nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ cho trẻ. Nếu thấy trẻ chảy mủ tai nên đưa đến bệnh viện để điều trị.

e. Bệnh đau mắt

Vào tuổi này trẻ thường bị đau mắt đỏ, là do trẻ thiếu giữ gìn vệ sinh mắt. Bệnh này không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị và không giữ gìn vệ sinh thì cũng dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến mắt như loét giác mạc, giác mạc bị sẹo đục đưa đến mù mắt.

Đề phòng cho trẻ bằng cách: Tránh xa các dịch bệnh, khi trẻ mới lọt lòng cần thường xuyên tra thuốc sát trùng nhẹ vào mắt trẻ.

Tập cho trẻ ý thức vệ sinh, không dụi tay bẩn lên mắt, không chạy chơi ngoài trời khi gió bụi, không dùng chung khăn mặt với người lớn. Nguồn nước sử dụng phải sạch sẽ, không dùng nước ao…

f. Bệnh viêm mũi

Bệnh này thường gặp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Trẻ bị viêm mũi thường chảy nhiều nước mũi, lúc đầu lỏng, sau đặc, có màu vàng xanh, trẻ chưa biết vắt mũi đi nên để thò lò mũi xanh trông rất bẩn.

Viêm mũi sẽ gây tắc mũi, trẻ khó thở, thở bằng miệng biếng ăn. Viêm mũi cũng là nguyên nhân gây viêm họng. Viêm mũi dễ điều trị nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây viêm xoang viêm mũi mãn tính.

Đề phòng viêm mũi cần phải:

+ Tránh cho trẻ bị lạnh đột ngột.

+ Cho trẻ ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ Tránh cho trẻ có thói xấu thò tay bẩn vào móc mũi.

+ Khi có dịch bệnh cúm,sởi… cần tích cực nhỏ thuốc sát trùng mũi như acgyrôn, sunfarrin, nước tỏi và uống thêm vitamin C, ăn thêm hoa quả tươi.

+ Rèn luyện cho trẻ quen với môi trường khí hậu, tập thể dục buổi sáng, tập thở…

g. Bệnh giun

Trẻ ở lứa tuổi này hầu hết đều có giun. Giun có nhiều loại: Gian đũa, giun mốc câu, giun kim… Trẻ thường hay mắc nhất là giun đũa. Khi trẻ có nhiều giun thường kém ăn, hay buồn nôn, ỉa lỏng, gầy gò xanh xao, hay đau bụng quanh rốn.

Giun đũa nhiều cũng nguy hiểm và gây biến chứng như: Gây tắc ruột, viêm màng bụng, giun chui lên ống mật, chui vào gan gây ốp xe gan v.v… Giun kim cũng gây cho trẻ kém ăn hay đau bụng, ngoài ra còn gây cho trẻ ngứa ngáy vùng hậu môn.

Đề phòng trẻ nhiễm giun cần:

+ Không cho trẻ ăn quả xanh, rau sống, uống nước lã, thức ăn phải nấu chín không để ruồi nhặng bay vào, tập cho trẻ rửa tay trước khi ăn.

+ Làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở thường xuyên, không để trẻ phóng uế bừa bãi.

+ Cho trẻ tẩy giun 6 tháng 1 lần. Khi uống thuốc giun nên hỏi thầy thuốc.

Trên đây chỉ là một số bệnh thông thường mà bất kỳ trẻ em nào cũng có thể mắc phải.

Một số bệnh truyền nhiễm khác mà trẻ cũng dễ mắc như: Lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, đậu mùa. Hiện nay y tế thế giới đang tiếp tục thanh toán bằng hình thức tiêm chủng cho hầu hết trẻ em từ lọt lòng đến 10-15 tuổi.

Ở nước ta lịch tiêm chứng cũng được phổ biến ở khắp mọi nơi, đến từng khu vực phường, xã, vậy các bà mẹ có con nhỏ cần phải nhớ đưa con đi tiêm chủng đúng kì hạn để phòng tránh cho trẻ những bệnh kể trên.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *